Câu hỏi: Lịch sử Việt Nam từ xa xưa đến thế kỉ X đã trải qua những giai đoạn lớn nào?

                             Trả lời câu hỏi

Lịch sử Việt Nam từ xa xưa đến thế kỉ X đã trải qua ba

giai đoạn:

– Thời nguyên thủy.

– Thời dựng nước.

– Thời Bắc thuộc và chống Bắc Thuộc.

I. THỜI NGUYÊN THỦY

Câu hỏi: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

                            Trả lời câu hỏi

– Cách đây 30 – 40 vạn năm trên đất nước ta đã có Người

tối cổ sinh sống. Trải qua quá trình lao động lâu dài Người

tối cổ đã chuyển dần thành Người tinh không

Câu hỏi: Người tình khôn xuất hiện vào thời gian nào?

                              Trả lời câu hỏi

Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 32 vạn

năm.

Câu hỏi: Tóm tắt quá trình lao động từ công cụ của người như nguyên thủy đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. 

                              Trả lời câu hỏi

– Người nguyên thủy lúc đầu ghè đẽo những hòn đá để

làm công cụ lao động kiếm thức ăn, dần dần họ biết mài

đá thành nhiều loại công cụ, dùng tre, gỗ, xương, sừng,

làm đồ gốm.

– Từ săn bắt, hái lượm, người nguyên thủy dần dần biết

trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra nguồn thức ăn.

– Tổ chức xã hội đầu tiên là bầy người nguyên thuỷ, tiếp

sau là chế độ thị tộc mẫu hệ, rồi tiến lên thị tộc phụ hệ.

– Khi công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến, thuật

luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời. Lúc này có

sự phân công lao động giữa nam và nữ. Vai trò của người

nông dân quan trọng phù hợp với lao động sản xuất hơn.

Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

– Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời, làm cho sản xuất

phát triển, năng suất lao động tăng, của dư thừa xuất hiện,

dẫn tới trong xã hội có người giàu, người nghèo.

– Nhu cầu làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng chống ngoại

xâm đòi hỏi phải có nhiều người hợp sức, dẫn tới nhà

nước Văn Lang ra đời. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là

các vua Hùng, đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu

chiềng, cha là Bồ chính. Kinh đô Văn Lang đóng ở Bạch

Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

II. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC

Câu hỏi: Thời đại dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? 

                               Trả lời câu hỏi

– Thời đại dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ VII TCN.

– Tên nước đầu tiên là Văn Lang.

– Vị vua đầu tiên là Hùng Vương.

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

                               Trả lời câu hỏi

– Do sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng, cha mở

rộng, hình thành những bộ lạc lớn.

– Do xã hội có sự phân chia thành kẻ giàu, người nghèo.

– Do nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp

(chống thiên tai).

– Do nhu cầu mở rộng giao lưu, tự vệ và đoàn kết chống

ngoại xâm.

– Do cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các

xung đột.

Đó là những điều kiện cơ bản (hoàn cảnh) dẫn đến sự ra

đời của nhà nước Văn Lang.

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét. 

Nhận xét: Nhà nước Văn Lang là một nhà nước đầu tiên ở

nước ta, chưa có luật pháp, quân đội. Tuy còn đơn giản

nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước

chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy sang xã hội có

giai cấp, nhà nước, bước vào thời kì văn minh.

Câu hỏi: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc

                            Trả lời câu hỏi

– Giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn

giản, vua có quyền quyết định tối cao. 

+ Giúp vua cai trị là các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Tướng

đứng đầu các bộ; Bộ chính đứng đầu các chiêng, chạ. 

– Khác nhau: 

+ Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Bạch Hạc

(Phú Thọ) ngày nay.

+ Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Cổ Loa huyện

Đông Anh – Hà Nội.

+ Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa

là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình

quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ

phát triển cao hơn.

+ Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng,

có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ

thần”.

III. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC

THUỘC (HƠN | 1000 NĂM): Những cuộc khởi nghĩa

lớn thời Bắc Thuộc.

Câu hỏi: Em hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:

 

TT Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Tóm tắt diễn biến chính Ý nghĩa

                                    Trả lời câu hỏi

TT Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Tóm tắt diễn biến chính Ý nghĩa
1 Năm 40 Hai bà Trưng Hai bà Trưng Mùa xuân năm 40, hai bà phát động khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được toàn bộ Giao Châu Thể hiện ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của tổ quốc
2 Năm 248 Bà Triệu Triệu Thị Trinh Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa) rồi lan ra khắp Giao Châu
3 542-602 Lý Bí Lý Bí Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
4 Đầu thế kỉ VIII Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết được với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, chiếm được thành Tống Bình Ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc
5 Trong khoảng 776-791 Phùng Hưng Phùng Hưng Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình.

 

Câu hỏi: Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho tổ quốc ?

                                     Trả lời câu hỏi

Sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán

trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc chế độ cai trị của

bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

Câu hỏi: Em hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc Thuộc, giành lại độc lập cho tổ quốc.

                                    Trả lời câu hỏi

Những vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn góp phần

vào việc đánh bại ách thống trị của các triều đại phong

kiến phương Bắc, giành lại nền độc lập cho dân tộc:

– Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị).

– Bà Triệu (Triệu Thị Trinh).

– Lý Bí (Lý Bôn).

– Triệu Quang Phục.

– Phùng Hưng.

– Mai Thúc Loan.

– Khúc Thừa Dụ.

– Dương Đình Nghệ.

– Ngô Quyền.

Câu hỏi: Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc – khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

                                      Trả lời câu hỏi

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu phụ nữ đã

tích cực  hưởng ứng, tham gia và họ đã có những đóng

góp quan trọng:

– Trực tiếp tổ chức, chỉ huy cuộc khởi nghĩa và kháng

chiến chống quân xâm lược Hán mà tiêu biểu là Hai Bà

Trưng. 

– Là lực lượng đông đảo tham gia cuộc khởi nghĩa và

kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

– Thực sự nắm quyền ở nhiều địa phương (Lê Chân,

Thiều Hoa… 

– Xây dựng hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người phụ nữ Việt

Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lược để bảo vệ Tổ

Quốc.

Câu hỏi: Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí,Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ bà Ngô Quyền trong cuộc giành độc lập thời Bắc thuộc.

                               Trả lời câu hỏi

Những đóng góp lớn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của

dân tộc:

+ Hai Bà Trưng: lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ

cho dân tộc.

+ Lý Bí: khôi phục nền độc lập tự chủ cho dân tộc, thành

lập nhà nước Vạn Xuân độc lập. 

+ Triệu Quang Phục: tiếp tục sự nghiệp của Lý Bí lãnh

đạo nhân dân đánh bại quân Lương.

+ Khúc Thừa Dụ: đoạt chức Tiết độ sứ, buộc nhà Đường

phải công nhận quyền tự chủ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào

nhà Đường.  + Ngô Quyền: giành thắng lợi oanh liệt trước

quân Nam Hán, chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra kỉ

nguyên phong kiến độc lập, tự chủ cho dân tộc ta.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến, khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc

                                  Trả lời câu hỏi 

– Các cuộc đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc lại nổ

ra liên tiếp từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu

Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền. Các cuộc

khởi nghĩa đã giành được những kết quả nổi bật. Người

lãnh đạo cho các cuộc khởi nghĩa có vai trò to lớn lãnh

đạo nhân dân đoàn kết đấu tranh giành độc lập cho dân

tộc.

– Khẳng định sức sống của dân tộc Việt Nam, không cam

chịu bị đô hộ, sẵn sàng đấu tranh để giành và bảo vệ nền

độc lập dân tộc.

IV. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA

NƯỚC TA THỜI CỔ ĐẠI. 

Câu hỏi: Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta Bà thời cổ đại.

                                    Trả lời câu hỏi

– Trống đồng Đông Sơn

– Thành Cổ Loa.

Câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Trống đồng Đông Sơn. 

                                 Trả lời câu hỏi 

+ Trống đồng Đông Sơn được xem như một công trình

nghệ thuật thời cổ đại. Những hoa văn được thể hiện trên

trống đồng đạt tới trình độ điêu luyện cao..

+ Nhìn vào hoa văn người ta có thể hiểu rõ những sinh

hoạt vật chất và tinh thần của người Việt cổ, ở giữa trống

đồng là ngôi sao vàng năm cánh (tượng trưng cho mặt

trời) thể hiện rõ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp hình

người giã gạo, bắn tên thể hiện cảnh sinh hoạt lao động

của người dân.

Câu hỏi: Em hãy mô tả thành Cổ Loa.

                                  Trả lời câu hỏi

+ Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi

khoảng 16.000m, chiều cao của thành khoảng từ 5 – 10m,

mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng từ 10 –

20m.

+ Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30m. Các

hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở

giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông

Hoàng. 

+ Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của

gia đình An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc tướng.

Câu hỏi: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938.

                              Trả lời câu hỏi

Nguồn website giaibai5s.com

 

Bài 28. Ôn tập những giai đoạn lịch sử lớn
Đánh giá bài viết