I. NGÔ QUYỀN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐÁNH QUÂN XÂM

LƯỢC NAM HÁN NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi: Giới thiệu vài nét về Ngô Quyền. 

                                 Trả lời câu hỏi 

 – Ngô Quyền (898 – 944), người Đường Lâm (Hà Tây),

cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

– Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo

giỏi. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ

chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh

dũng. Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được

Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh

đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình

Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh

Hóa).

– Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của

mình là điều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin

đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Câu hỏi: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?

                                 Trả lời câu hỏi

Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm trị tội tên phản bội

Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng

của đất nước.

Câu hỏi: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán? Em có nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn?

                               Trả lời câu hỏi

– Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực và sức mạnh của

quân Nam Hán để chống lại Ngô Quyền, đoạt chức tiết độ

sứ.

– Đây là hành động phản quốc, “Cõng rắn cắn gà nhà”, chỉ

biết đến quyền lợi cá nhân. Đây là một hành động đáng

lên án.

Câu hỏi: Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

                                Trả lời câu hỏi

– Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông

Bạch Đằng,Ngô Quyền đã quyết định chọn khu vực cửa

sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm nơi

quyết chiến với giặc.

– Ông cho quân và dân ta lập trận địa cọc ngầm dựa vào

nước triều lên sống để tiêu diệt giặc.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền?

                                  Trả lời câu hỏi

Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo:

+ Chủ động sắp đặt bãi cọc ngầm để đón đánh quân xâm

lược.

+ Độc đáo: bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch

Đằng nơi có thủy triều để đánh địch.

II. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938.

Câu hỏi: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông NHÀ Bạch Đằng.

                                 Trả lời câu hỏi

– Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do

Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. 

– Ngô Quyền cho một số thuyền nhẹ ra đánh nhử quân

Nam Hán theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

– Khi nước triều bắt đầu rút nhanh, theo lệnh của Ngô

Quyền, quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại, đồng thời,

quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang đội hình của

giặc. Giặc chống không nổi phải quay thuyền chạy ra biển.

Nhiều thuyền lớn của địch va vào bãi cọc đang nhô lên, bị

vỡ tan tành gần hết. Quân ta lao vào đánh giáp lá cà, làm

cho quân địch bị chết nhiều, Hoằng Tháo tử trận.

– Vua Nam Hán hốt hoảng phải hạ lệnh rút quân về nước.

Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

Câu hỏi: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

                                   Trả lời câu hỏi

Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ

hơn một nghìn năm của các triều đại phong kiến phương

Bắc, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập lâu dài

cho dân tộc.

Câu hỏi: Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?

                                     Trả lời câu hỏi

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống

quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai là:

– Đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên

chống quân xâm lược.

– Tận dụng được vị trí, địa thế tự nhiên của sông Bạch

Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo, làm

nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

– Ông xứng đáng được nhân dân tôn vinh là “Ông tổ phục

hưng của nền độc lập dân tộc”.

Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân thắng lợi.

                                 Trả lời câu hỏi

– Quần Nam Hán: mạnh nhưng chủ quan, kiêu ngạo, mang

quân đến xâm lược không quên địa hình địa vật, không

được nhân dân ủng hộ…

– Sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân và sự chỉ huy sáng

tạo tài giỏi của Ngô Quyền. 

Câu hỏi: Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?

                                     Trả lời câu hỏi

Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô

Quyền:

“Tiền Ngô vương có thể lay quân mới nhóm hợp của đất

Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo,

mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không

dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được

dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng

vương, chưa lên ngôi hoàng đế mà đổi niên hiệu nhưng

mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được.”

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Đánh giá bài viết