I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH

Tương tự với tóm tắt văn bản tự sự, việc tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó,…. Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

II. CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Đọc phần Ghi nhớ bài Nguyễn Trãi trong sách Ngữ văn 10, tập hai và cho biết:

a) Đây có phải là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết minh không? Vì sao?

   (Gợi ý : Đúng là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết minh nhằm giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản nhất trong bài học về Nguyễn Trãi. Vì là phần Ghi nhớ cuối bài học, nên đoạn tóm tắt văn bản thuyết minh ở đây được viết rất cô đúc và khái quát)

b) Đối chiếu với văn bản gốc, bản tóm tắt đã lược đi những nội dung nào, giữ lại những nội dung nào? Cách làm ấy dựa trên cơ sở nào? 

   (Gợi ý : Lược đi những nội dung phụ, giữ lại những nội dung chủ yếu nhất, tức là những kiến thức cơ bản, then chốt nhất về Nguyễn Trãi được khái quát lại ở mức cao)

c) Rút ra được bài học gì về mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản thuyết minh? Các bước làm bài tóm tắt văn bản thuyết minh?

(Gợi ý : Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh, ta cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt)

2. Đọc văn bản sau và thực hiện các bước tóm tắt văn bản

   Văn bản Nhà sàn (SGK, trang 83 – 84)

a) Đọc kĩ văn bản và xác định :

– Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào? (một loại nhà ở vùng núi)

– Đại ý của văn bản là gì? (nói về cấu trúc, lịch sử, giá trị sử dụng của nhà sàn).

b) Có thể chia văn bản Nhà sàn thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn la ?

(- Mở đầu : giới thiệu chung về nhổ sàn

– Thân bài:

(1) Cấu trúc nhà sàn và vật liệu xây dựng nhà sàn

(2) Lịch sử nhà sàn, tiện ích của nhà sàn

– Kết bài:

Nhà sàn một số dân tộc đã đạt trình độ cao về kĩ thuật và thẩm mĩ, trở thành những điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới)

c) Từ những điều trên, viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.

LUYỆN TẬP

1. Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu :

a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản (một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản : thơ hai-cư của Ba-sô)

b) Tìm bố cục của văn bản (gồm hai phần : 1) Nhà thơ Ba-sô; 2) Những đặc điểm của thơ hai-cư)

c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư (tức phần 2 của văn bản). Em có thể viết tóm tắt phần thuyết minh này trong khoảng từ 5 đến 8 dòng.

2. Đọc văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội của Lương Quỳnh Khuê (SGK trang 86 – 87)

Thực hiện các yêu cầu như SGK đã nêu. Cách làm : các em thực hiện như cách làm ở bài Nhà sàn và bài Thơ hai-cư của Ba-Sô đã gợi ý trên đây.

   Chú ý : Không viết tóm tắt văn bản thuyết minh toàn bài mà chỉ viết tốn tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bát, Đài Nghiên.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 25:  Tóm tắt văn bản thuyết minh
Đánh giá bài viết