Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN | Bài văn giải thích và chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, nói lên sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đẹp ở chỗ hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Hay ở chỗ tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt, tình cảm, tư tưởng, thoả mãn yêu cầu về phát triển đời sống văn hoá, xã hội.
Cách lập luận rất chặt chẽ: phần đầu đưa ra nhận định rồi giải thích và mở ra nhận định ấy, dùng các chứng cứ để chứng minh, giải thích. | Nhiều câu được mở rộng thành phần có ý nghĩa bổ sung thêm các khía cạnh mới, làm tăng sức thuyết phục, tạo nên một bài văn rất điêu luyện.
Nghệ thuật nghị luận trong bài văn hết sức điêu luyện. Cách lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, bao quát toàn diện và có sức thuyết phục cao. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn văn
– Đoạn 1: Từ đầu đến qua các thời kì lịch sử”. Nêu lên nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
– Đoạn 2: Phần còn lại, tác giả chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt về mặt ngữ âm, từ ngữ, cú pháp. Đó là sức sống của tiếng Việt. 2. Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt, tiếng hay” đã được giải
thích cụ thể trong đầu bài văn này như thế nào?
– Câu mở đầu nêu lên giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”, Tiếp đó, tác giả giải thích ngắn gọn về nhận định ấy.
– Đây là đoạn mở đầu làm nhiệm vụ giới thiệu những vấn đề chính sẽ được nêu lên và lí giải, chuẩn bị cho phần chứng minh ở dưới. 3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các
chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
* Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các chứng cứ và sắp xếp các chứng cứ theo một cách trình bày lập luận rất chặt chẽ. – Về cái đẹp của tiếng Việt
Là sự hài hoà về mặt nhịp điệu, âm hưởng, thanh điệu. – Về cái hay của tiếng Việt
Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.Trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hoà, linh hoạt, uyển chuyển.
* Theo trình tự lập luận của tác giả, có thể lập dàn ý cho đoạn văn này như sau: | + Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
+ Người nước ngoài nhận xét tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và rất rành mạch trong lối nói… rất uyển chuyển trong câu cú…
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh). 4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện
nhiều phương diện nào? Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở nhiều phương diện, mà tác giả đã nêu lên làm dẫn chứng:
ở Tiếng Việt nhiều thanh điệu (6 thanh điệu), đó là thứ tiếng “giàu hình tượng ngữ âm, như những âm gia trong bản nhạc trầm bổng”. | * Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt từ vựng, tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó đã tăng lên mỗi ngày mỗi nhiều.
* Tiếng Việt không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới, hoặc sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc anh em, láng giềng để biểu thị khái niệm mới nhằm thoả mãn sự phát triển sức sống của đời sống, dân tộc.
Cuối cùng đoạn trích nêu lên một kết luận rất cô đúc, chặt chẽ, đầy ấn tượng. III. LUYỆN TẬP 1. Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp phong phú của
tiếng Việt
(Các em tự làm bài tập này). 2. Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng:
– “Chú bé loắt choắt”: Có ý nghĩa miêu tả một em bé “loắt choắt”, nhưng rất lanh lợi, hoạt bát.
– “Cái chân thoăn thoắt” có ý nghĩa miêu tả sự nhanh nhẹn, nhảy nhót như chim, trông rất vui mắt.
Trên đây là những âm trắc gây nên âm hưởng vui tươi, những cảm giác thích thú, tác động nhiều đến thị giác.
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”. Hai câu ca dao là lời than thở thể hiện nỗi lo lắng u buồn về hoàn cảnh sống.
Các từ đây, gầy là những âm bình, mang âm hưởng lo, than vãn về hoàn cảnh sống.
140
.
giaibai5s.com
* Tìm 5 câu ca dao, tục ngữ và những câu thơ có hình tượng và đa nghĩa:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”.
“Hỡi cô tát nước bên đàng Cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi…”
(Ca dao) “Rằm xuân lồng lộng trăng soi… Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân…”
(Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh) “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du) “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam” Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại càng”.
(Tố Hữu)
Bài 21: Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 10 votes