Bài 21.
QUANG HỢP
A – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Câu 2. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Câu 3. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
B – HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng, ta có thể làm thí nghiệm.
| Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng bằng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ bằng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Câu 2. Hãy đánh dấu + vào [Gcâu chỉ lí do chính mà khiến người nuôi cá cảnh trong bể kính (khi không có máy sục) thường phải thả thêm vào bể các loại rong?
Da) Làm đẹp cho bể. L] b) Làm thức ăn cho cá.
c) Làm cho nước giàu khí ôxi dùng cho cá hô hấp. d) Cả 3 lí do trên.
Đáp án: c.
Câu 3. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? Hãy đánh dấu + vào chỉ câu trả lời đúng.
a) Lá mới chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp. b) Lá mới chế tạo được tinh bột nuôi cây. c) Lá mới nhả được khí ôxi. d) Cả a và b.
Đáp án: d.
Bài 21: Quang hợp – Giải bài tập sinh học 6
5 (100%) 8 votes