Văn bản
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NH N D N TA
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Đoạn trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn văn khá đầy đủ các yếu tố của một bài văn nghị luận kiểu chứng minh có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về lòng yêu nước có từ thực tế lịch sử cho đến hiện tại. Tinh thần yêu nước được thực hiện mạnh mẽ, sôi nổi trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Nhưng tinh thần yêu nước cũng còn được thực hiện trong hoàn cảnh đấu tranh để giữ gìn thống nhất đất nước, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
132
giaibai5s.com
Nghệ thuật biểu hiện ở bài này có những đặc điểm nổi bật.
– Bố cục: gọn gàng, chặt chẽ. – Chọn lọc, dẫn chứng: tiêu biểu, vừa khái quát vừa cụ thể.
– Hình ảnh so sánh: rất điển hình, sắc sảo. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê, liên kết… sử dụng các động từ mạnh làm cho câu văn nhịp nhàng, cân đối, bài văn trở nên sinh động, giàu sức truyền cảm, làm nổi rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bài này nghị luận ở vấn đề gì? Tìm câu chốt thâu tóm nội dung
vấn đề nghị luận trong bài * Đây là bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. * Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài là:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. | 2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý
Bố cục bài văn có ba phần
a. Đặt vấn đề: từ đầu đến “lũ cướp nước”. b. Giải quyết vấn đề: từ “lịch sử ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước.”
c. Kết thúc vấn đề: từ “tinh thần yêu nước” đến hết. Dàn ý theo trình tự lập luận a. Xác định lập luận:
– Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. Đó là truyền thống quý báu…
– Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành sóng vô cùng mạnh mẽ… nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. b. Tìm luận cứ:
– Lịch sử vẻ vang qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng | Đạo, Quang Trung… tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
– Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Tác giả đã nêu những dẫn chứng cụ thể về việc làm của mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
c. Xây dựng lập luận:
| Đi vào xây dựng lập luận, tác giả nêu tinh thần yêu nước cũng như các | thứ của quý… có thể trình bày hoặc cất giữ hoặc cất giữ kín đáo. Nhưng bổn phận của chúng ta ngày nay là phải đem của quý ấy ra trưng bày. Nghĩa là phải làm cho tinh thần yêu nước ấy phải được thực hiện ở tất cả mọi người, thực hành vào công việc kháng chiến. | 3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào và sắp xếp theo trình tự nào?
– Những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược trong lịch sử và hiện đại.
133
giaibai5s.com
– Ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi tầng lớp trong nhân dân. Tác giả đã đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể về con người và môi trường sống. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào?
Nhận xét về tác dụng của biện pháp ấy? – Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh rất sinh động.
Ví dụ ở phần mở đầu: “Từ xưa đến nay” đến “cướp nước” làm cho người đọc có thể hình dung được cụ thể và sinh động về các sức mạnh của tinh thần yêu nước. Các động từ trong câu được chọn lọc, với những sắc thái khác nhau (kết thành, lướt qua, nhấn chìm)
Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối cùng rất đặc sắc: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.
– Những hình ảnh so sánh ấy đã có tác dụng làm cho người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng. 5. Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn
yêu nước”, hãy cho biết
a. Câu mở đầu: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước…”
b. Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo lối liệt kê, và được chọn lọc rất tiêu biểu, phong phú, vừa tập trung, vừa cụ thể, lại có tính khái quát cao.
| Chỉ một câu văn mà đã bao quát được mọi giới, mọi lứa tuổi trong việc tham gia đánh giặc giữ nước: | “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào
nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi…”
c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ… đến…” có nhiều mối quan hệ:
Lứa tuổi (các cụ già tóc bạc, đến các cháu nhi đồng trẻ thơ). – Địa bàn cư trú, hoạt động (kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ miền ngược đến miền xuôi).
– Nghề nghiệp, giai cấp (nam nữ công nhân, nông dân đến những đồng bào điền chủ).
III. LUYỆN TẬP 1. Các em học thuộc lòng theo hướng dẫn của Sách giáo khoa.
134
giaibai5s.com
– 2. Đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “từ… đến”.
“Ngày làm lễ khai giảng năm học mới. Từ thầy Hiệu trưởng, Hiệu phó đến các thầy cô giáo đều ăn mặc rất tươm tất, đẹp đẽ ngồi trên lễ đài. Còn có học sinh thì từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 đều mặc sơ mi trắng quần xanh, đứng xếp hàng rất nghiêm chỉnh. | Không khí thật là trang nghiêm, từ hồi trống tập hợp đến lời hát quốc ca đều như vang lên trong tâm hồn các em. Từ người đứng đầu hàng đến người đứng cuối hàng đều cất lời ca, chào lá quốc kì từ từ được kéo lên…”.
Bài 20: Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4 (80.45%) 44 votes