III. NHỮNG BIẾN CHUYỂN VỀ XÃ HỘI VÀ VĂN

HÓA NƯỚC TA Ở CÁC THẾ KỈ I – VI

Câu hỏi: Em hãy cho biết xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành những tầng lớp nào? Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo chưa?

                                         Trả lời câu hỏi

Xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành 3 tầng

lớp: quý tộc, nông dân công xã và nô tì.

– Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo, địa vị sang hèn. Bộ

phận giàu chỉ là số ít gồm vua, Lạc tướng, Bồ chính, gọi

chung là quí tộc, họ chiếm địa vị thống trị và bóc lột đông

đảo thành viên công xã.

Câu hỏi: Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu Lạc là ai? Họ có vai trò trong xã hội như thế nào?

                                         Trả lời câu hỏi 

Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu Lạc là thành viên các

công xã, bao gồm nông dân và thợ thủ công. Họ là tầng lớp

làm ra của cải vật chất cho xã hội. Họ bị bóc lột, phải nộp

một phần thu hoạch của ” mình và tạp dịch cho các gia đình

quí tộc.

Câu hỏi: Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta?

 

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC THỜI KÌ ĐÔ HỘ
Vua Quan lại đô hộ
Quý tộc Hào trưởng Việt Đia chủ Hán
Nông dân công xã Nông dân công xã
Nông dân thuộc lệ
Nô tì Nô tì

                                 Trả lời câu hỏi

– Trước khi bị phong kiến Trung Quốc đô hộ, xã hội nước

ta thời Văn Lang- Âu Lạc gồm ba tầng lớp cơ bản: quý tộc

(đứng đầu là vua), nông xã, công xã và nô tì. Trong đó vua

và quý tộc giữ địa vị thống trị và bóc lột đông đảo thành

viên công xã.

– Từ khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc

tiếp tục phân hóa: tầng lớp thống trị, có địa vị và quyền lực

cao nhất là bọn quan lại, địa chỉ người Hán. Tầng lớp quí

tộc người Âu Lạc đã bị mất quyền lực, các chức Lạc tướng,

Bồ chính bị bãi bỏ. Các tầng lớp mới được hình thành: địa

chủ Hán, hào trưởng Việt, và nông dân lệ thuộc.

Câu hỏi: Địa vị của tầng lớp Địa chỉ người Hán trong xã hội thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ như thế nào?

                                     Trả lời câu hỏi

– Địa chủ Hán là những quan lại người Hán, do chiếm đoạt

ruộng đất của nhân dân ta, lập ra các trang trại, xây dựng

dinh thự, cướp bóc của cải mà trở thành địa chủ giàu có.

Câu hỏi: Địa vị của tầng lớp Hào trường Việt trong xã hội trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ như thế nào?

                                      Trả lời câu hỏi

Hào trưởng Việt: được hình thành từ tầng lớp quý tộc

người Âu Lạc bị mất quyền lực, là những người giàu có, có

thế lực ở các vùng. Họ bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép,

khinh rẻ, nhưng có vai trò quan trọng ở địa phương và có

uy tín trong nhân dân, trở thành lực lượng lãnh đạo nhân

dân đấu tranh đánh đuổi bọn đô hộ, giành độc lập dân tộc.

Câu hỏi: Địa vị của tầng lớp nông dân lệ thuộc trong xã hội trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ như thế nào?

                                        Trả lời câu hỏi

Nông dân lệ thuộc là nông dân công xã do bị địa chủ Hán

chiếm đoạt ruộng đất nên biến thành nông dân lệ thuộc,

nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu, phải phụ

thuộc vào địa chủ Hán.

Câu hỏi: Nô tì trong xã hội trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ có cuộc sống ra sao? 

                                        Trả lời câu hỏi

– Nô tì ở thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn còn tồn tại trong thời

kì độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Họ là

tầng lớp cuối cùng của xã hội, chuyên phục dịch cho gia

đình quí tộc và những công việc nặng nhọc khác.

Câu hỏi: Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường nước ta nhằm mục đích gì?

                                         Trả lời câu hỏi

Chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm

mục đích:

– Tạo ra một tầng lớp người Việt nhằm phục vụ cho chính

quyền đô hộ.

– Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.

– Tuyên truyền tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo) là công cụ

phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng.

Câu hỏi: Việc mở trường học, tuyên truyền các tôn giáo là mộtsố phong tục tập quán, luật lệ Hán … được truyền vào nước ta nhằm âm mưu gì?

                                          Trả lời câu hỏi

Tất cả những việc làm: mở trường học, tuyên truyền các

tôn giáo và một số phong tục tập quán, luật lệ Hán… được

truyền vào nước ta nhằm “đồng hóa” dân tộc ta.

Câu hỏi: Giới thiệu vài nét về đặc điểm của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

                                        Trả lời câu hỏi

– Nho giáo hay Khổng giáo do Khổng Tử (thế kỉ VI – V

TCN) lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải

coi vua là “Thiên tử” (con trời) và có quyền quyết định tất

cả.

– Đạo giáo, do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời

với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không

làm việc gì trái với tự nhiên.

– Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cùng thời với Nho giáo, khuyên

mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều

ác.

Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Vì sao?

                                    Trả lời câu hỏi

– Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói

của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những

phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,

làm bánh giầy, bánh chưng…

– Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã

học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của

mình.

Câu hỏi: Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán h và tiếng nói của tổ tiên?

                              Trả lời câu hỏi

– Trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy tiếng Hán,

song chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con theo học, còn

tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ, không có

điều kiện cho con em mình đi học, do vậy họ vẫn giữ được

phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên.

– Do các phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên đã được

hình thành, xác định vững chắc từ lâu đời, nó đã trở thành

đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có

sức sống bất diệt.

Câu hỏi: Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I -VI A là gì?

                                         Trả lời câu hỏi

– Đấu tranh chống đồng hóa, giữ gìn phong tục, tập quán

của tổ tiên.

+ Giữ gìn tiếng nói riêng của mình.

+ Chống lại đạo Nho.

+ Giữ gìn văn hóa dân tộc, các phong tục cổ truyền: nhuộm

răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy

– Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa người

Hán làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.

IV. CUỘC KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU (NĂM 248)

Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

                                Trả lời câu hỏi

Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là do:

– Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ngô.

– Nhân dân không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề đã

đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Câu hỏi: Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã tâu lên vua: “Giao chỉ… đất rộng, nhiều người, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”. Lời tâu trên của Tiết Tổng nói lên điều gì?

                              Trả lời câu hỏi

– Giao chỉ là vùng đất cai trị của người Hán, đất rộng người

nhiều, hiểm trở độc hại.

– Nhân dân Giao chỉ không bao giờ chịu cảnh áp bức bóc

lột, sẵn sàng nổi dậy đấu tranh giành độc lập tự chủ…

Câu hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về Bà Triệu.

                             Trả lời câu hỏi

Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc

Đạt – một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên,

thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là

người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi,

bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi

Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Câu hỏi: Có người khuyên Bà lấy chồng, bà khảng phái đáp:“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá hình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm từ thiếp cho người!”. Qua câu nói này em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

                                   Trả lời câu hỏi

Câu nói của Bà Triệu thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường,

đánh đuổi giặc Ngô giành lại độc lập dân tộc, không chịu

làm nô lệ cho quân Ngô. Bà nguyện hy sinh hạnh phúc cá

nhân cho nền độc lập dân tộc.

Câu hỏi: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

                                    Trả lời câu hỏi

– Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền

(Hậu Lộc – Thanh Hóa). Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh

phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó

đánh ra Giao Châu.

– Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất

bại. Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc –

Thanh hóa).

Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa như thế nào?

                                  Trả lời câu hỏi

– Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã khẳng định ý chí bất khuất

của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. 

Câu hỏi: Qua câu ca dao (SGK trang 57), em thấy thái độ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như thế nào?

                                 Trả lời câu hỏi

Câu ca dao nói lên niềm tự hào của nhân dân ta về bà Triệu

(người phụ nữ có khí phách anh hùng) và tinh thần sẵn

sàng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà- người phụ nữ

chăm lo việc gia đình cho người chồng yên tâm đi chiến

đấu để đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập cho đất

nước. ”

– Bài ca dao trên đã trở thành những bài hát ru con của

những bà mẹ trẻ ở làng quê Việt Nam.

Câu hỏi: “Vung giáo chống hổ dễ
               Giáp mặt “vua Bà” khó”
Theo em, “Vua Bà” trong hai câu thơ trên là ai? Hai câu thơ trên muốn nối lên điều gì?

                                     Trả lời câu hỏi

Hai câu thơ muốn nói lên khí phách kiên cường bất khuất,

dũng mãnh của Bà Triệu khi ra trận đánh giặc

Câu hỏi: Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc A khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu.

                                    Trả lời câu hỏi

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ đã tích cực

hưởng ứng, tham gia và họ đã có những đóng góp quan

trọng:

– Trực tiếp tổ chức, chỉ huy cuộc kháng chiến, khởi nghĩa

chống quân xâm lược Hán mà tiêu biểu là Hai Bà Trưng.

– Là lực lượng đông đảo tham gia cuộc khởi nghĩa và

kháng chiến | chống quân xâm lược Hán.

– Thực sự nắm quyền ở nhiều địa phương (Lê Chân, Thiều Hoa…).

– Xây dựng hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người phụ nữ Việt

Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ

Quốc.

Câu hỏi: Em biết gì về Lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa)? 

                           Trả lời câu hỏi

– Khu lăng mộ Bà Triệu nằm trên ngọn núi Tùng (Hậu Lộc

– Thanh Hoá). Cách đó không xa, khoảng 1 km đối diện với

lăng và tháp là đền thờ Bà Triệu (trên núi Gai). Sau khi Bà

Triệu hi sinh, để ghi dấu nơi Bà ngã xuống và để tỏ lòng

tôn kính, biết ơn đối với người nữ anh hùng có công với

dân với nước, nhân dân các đời sau đã xây lăng, dựng tháp

trên đỉnh núi Tùng, tuy đơn sơ giản dị nhưng tôn nghiêm,

thể hiện phần nào khí phách hiên ngang của vị nữ tướng đã

hi sinh cho nền tự chủ của đất nước.

– Việc xây lăng Bà Triệu cho thấy nhân dân ta đã thể hiện

lòng biết ơn sâu sắc đối với Bà.

Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ 1 – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) 
Đánh giá bài viết