LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Lập luận trong đời sống 1. Đọc các ví dụ và trả lời
a. “Hôm nay trời mưa” (luận cứ) “chúng ta không đi công viên nữa” (kết luận), quan hệ nhân – quả.
b. Em rất thích đọc sách (kết luận) vì qua sách em học được nhiều điều (luận cứ): quan hệ nhân – quả.
c. Trời nóng quá (luận cứ) đi ăn kem đi (kết luận): quan hệ nhân – quả. | Vị trí luận cứ và kết luận rất khó thay đổi. Tuy nhiên có thể nói:
“Đi ăn kem đi, trời nóng quá”. 2. Bổ sung các luận cứ cho các kết luận
a. Hàng ngày em đến trường để học tập (luận cứ), em rất yêu trường em (kết luận).
b. Bạn Nam hay nói dối (luận cứ), nói dối rất có hại (kết luận). (Các em làm tiếp các câu c, d, e…)
137 giaibai5s.com
3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ… nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm (luận cứ) hãy đi chơi đi (kết luận).
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá (luận cứ) phải học và làm bài đi thôi (kết luận)
(Các em làm tiếp các câu c, d, e…) B. Lập luận trong văn nghị luận 1. Các em hãy so sánh một số kết luận ở mục 1.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
Gợi ý:
a) Chống nạn thất học: Là luận điểm; những kết luận trong bài này có tính khái quát cao, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Còn “Em rất yêu trường em” chỉ là kết luận về một sự việc mang ý nghĩa nhỏ, hẹp. 2. Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”.
– Sách là phương tiện mở mang trí tuệ, khám phá thế giới và cuộc sống. Bạn là người thân, cùng nhau học tập. Vai trò của sách giống như vai trò người bạn. | – Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai, ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn yêu cầu cần thiết trong học tập, rèn luyện, giải trí.
– Từ các luận cứ trên có thể lập luận: “Sách là người bạn lớn của con người”
(Các em có thể tìm những luận cứ khai đề lập luận theo luận điểm trên). 3. Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra một kết luận làm thành luận điểm.
a. Về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
“Ở trên đời có nhiều sự vật, hiện tượng rất rộng lớn, bao gồm nhiều mặt. Vì vậy khi nhận xét sự vật, hiện tượng, phải có quan điểm toàn diện, đừng dừng lại ở một khía cạnh, chi tiết nào đó mà cho rằng đã đầy đủ là sai lầm”.
b. Về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng (Các em nêu luận điểm và lập luận cho luận điểm đó).
Gợi ý:
Truyện Ếch ngồi đáy giếng có luận điểm gần với truyện Thầy bói xem doi. Các em có thể nêu các luận điểm khác nhau.
– Do sống lâu ngày dưới đáy giếng, cái nhìn của ếch bị hạn hẹp… – Do ếch có bệnh chủ quan, kiêu ngạo…
11
138
giaibai5s.com
Bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
3.5 (70%) 6 votes