C U ĐẶC BIỆT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Thế nào là câu đặc biệt
Câu đặc biệt là cậu không có chủ ngữ – vị ngữ: Ví dụ: “Ôi, em Thủy”!. Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.
Em tôi bước vào lớp. * Câu đặc biệt khác với câu rút gọn: Câu rút gọn là câu có chủ ngữ – vị ngữ nhưng đã rút gọn, có thể dễ dàng khôi phục lại các thành phần của cậu. B. Tác dụng của câu đặc biệt | Các em chép vào vở rồi đánh dấu vào ô thích hợp các câu in đậm trên Sách giáo khoa:
– Một đêm mùa xuân: Câu đặc biệt xác định thời gian.
– Tiếng reo, tiếng vỗ tay: Câu đặc biệt liệt kê thông báo về sự tồn tại của vật chất, hiện tượng.
– Trời ơi!: Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc. – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!: Câu đặc biệt về hỏi đáp. – Chị An ơi!
II. LUYỆN TẬP 1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn: (trong Sách giáo khoa)
a. Không có câu đặc biệt. Chỉ có ba câu rút gọn.
“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo, trong rương, trong hòm. .
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” b. Câu đặc biệt .
Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá! – Không có câu rút gọn.
135
giaibai5s.com
c. Câu đặc biệt:
Một hồi còi.
– Không có câu rút gọn. . d. Câu đặc biệt.
Lá ơi!
– Câu rút gọn: Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. 2. Các câu đặc biệt ở bài tập 1 có tác dụng
+ Xác định thời gian (ba câu đầu trong mục b) + Bộc lộ cảm xúc (câu thứ tư trong mục b) + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (câu c)
+ Gọi đáp (câu d) – Các câu rút gọn ở bài tập 1 có tác dụng.
+ Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước (các câu trong mục a).
+ Làm cho câu gọn hơn – câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ (câu thứ nhất trong mục d)
– Làm cho câu ngắn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước (câu thứ hai trong mục d). 3. Đoạn văn ngắn tả quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt
Các em hãy tự viết đoạn văn này.
Bài 20: Câu đặc biệt – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 4 votes