MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mạch lạc trong văn bản a. *Khái niệm: Mạch lạc trong văn bản là những câu văn, đoạn văn, chi tiết … được sắp xếp theo một thứ tự quan sát hợp lí.
Cần trình bày diễn đạt bằng ngôn ngữ, hình ảnh rõ ràng, sáng sủa. | Mạch lạc trong văn bản ở trong Sách giáo khoa gồm có những tính chất: “trôi chảy, tuần tự, thông suốt, liên tục, không đứt đoạn”, b. Như vậy có thể nói rất đúng là: trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí. Đó là khái niệm rất đúng. 2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc a. “Sự việc chính:
– Cuộc chia tay của những con búp bê có nhiều tình tiết, sự việc ấy đều hướng vào một ý tứ chung đó là “sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy”.
– Sự việc cứ diễn biến dần dần qua mỗi đoạn, mỗi phần. * Vai trò của “Sự chia tay” và “những con búp bê”? của hai anh em?
Cuối cùng người đọc mới hiểu rằng có cuộc chia tay của hai anh em nhưng không có cuộc chia tay của những con búp bê, và cũng không có sự chia tay của tình anh em.
Như vậy, văn bản này có bố cục mạch lạc. Tuy có nhiều tình tiết nhưng không có tình tiết nào lại không liên quan đến ý tưởng chung là nỗi đau đớn của sự chia tay.
b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa nhau, khóc lặp đi lặp lại trong bài và những từ ngữ, chi tiết khác biểu thị không muốn nhận – chia cũng được lặp đi lặp lại như: “anh cho em tất, chẳng bao giờ muốn chia đôi” v.v… nói lên rằng hai anh em Thành, Thủy buộc phải chia tay nhưng tình anh em thì không thể chia tay. Như vậy không một từ ngữ, chi tiết nào trong truyện lại không có liên quan đến chủ đề (vấn đề chủ yếu) đau đớn và tha thiết đó. Do vậy, trong văn bản vẫn liên kết có mạch lạc và có sự thống nhất với nhau.
c. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có nhiều đoạn kế về thời gian, kể về không gian, kể về việc ở nhà, kể về việc ở trường… những đoạn ấy nối nhau trong mối quan hệ tuần tự việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau… nghĩa là có sự sắp xếp mạch lạc về thời gian, không gian, về tâm lí, về ý nghĩa, miễn là sự liên kết ấy hợp lí, tự nhiên. Ví dụ:
– Liên hệ về thời gian thì có “Đêm qua – Sáng nay”
– Liên hệ về không gian thì kể việc xảy ra ở nhà, và việc xảy ra khi đến chào cô giáo và các bạn ở trường.
giaibai5s.com
– Liên hệ về tâm lí, nhớ lại khi Thủy lấy kim chỉ vá áo cho Thành ở sân vận động và chiều nào Thành cũng đi đón em.
– Liên hệ về ý nghĩa: Hai anh em xót xa vì em không được gặp bố trước khi chia tay (tương đồng). Ý nghĩa hai anh em chia đồ chơi trong đó mỗi người có ý nghĩa khác nhau (tương phản).
II. LUYỆN TẬP 1. Tìm hiểu tính mạch lạc
a. Văn bản Mẹ tôi * Tác giả đã làm tăng tính khách quan của sự việc và đối tượng:
– Qua cái nhìn của người bố, người đọc thấy được một cách rõ ràng, mạch lạc về hình ảnh và phẩm chất của nhân vật.
– Không có sự xuất hiện của người mẹ, tác giả dễ dàng mô tả, bộc lộ những tình cảm và thái độ của mình đối với người mẹ rất kín đáo, tế nhị và là một dòng chảy xuyên suốt ý thức của người viết đối với tính cách của bà mẹ.
* Văn bản tuy có tiêu đề là Mẹ tôi, nhưng người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện. Tuy vậy nội dung của câu chuyện vẫn diễn biến mạch lạc qua bức thư của người bố gửi cho con. Hình tượng người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao.
b. (1) Bài thơ Lão nông và các con Đã xây dựng theo bố cục ba phần, phân chia theo dụng ý nghệ thuật: Mở bài: Hai câu đầu: “Hãy lao động” đến “sung túc nhất đời”.
Hai câu mở đầu giới thiệu tóm tắt nội dung câu chuyện (ý lão nông muốn khuyên các con).
Thân bài: Gồm 14 câu tiếp theo: “Lão ông gần đất” đến “bời bời bội thu”
Nói lên diễn biến câu chuyện: lời dặn dò của lão nông đối với các con: (lời nói người sắp mất rất dễ hiểu, các con ông, hiểu lời trối trăng của cha một cách thực thà). | Kết bài: Gồm 4 câu cuối: “Vàng với bạc” đến hết. Kết thúc câu chuyện có tính chất ngụ ngôn, lão nông khuyên răn các con hãy lấy câu “Lao động là vàng” thể hiện một quan điểm lao động rất đúng đắn. (Lời dặn của lão nông thực tế thì sai thực ra không có vàng trộn với đất nhưng rất đúng vì ruộng đất có giá trị như vàng nếu chịu khó khai thác).
(2) Đoạn trích Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả của nhà văn Tô Hoài
Mạch lạc trong văn bản ghi trên Sách giáo khoa của nhà văn Tô Hoài thể hiện như sau:
* Chủ đề chung xuyên suốt trong văn bản này là giao thoa các sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông và giữa ngày mùa.
giaibaiss.com
* Cụ thể từ ý chủ đạo này tác giả đã nêu những biểu hiện cụ thể về sắc vàng trong một không gian và thời gian:
– Thời gian: Sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng… – Không gian:
+ “Màu lúa chín vàng ruộm lại…” + “Nắng nhạt ngả màu vàng hoa”
“… Chùm hoa xoan vàng lịm” + “Lá mít vàng ốt” + “Tàu đu đủ… năm cánh vàng tươi” + “Buồng chuối quả chín vàng đốm” + “… gió lẫn với lá vàng” + “Bụi mía vàng xong”
“Rơm và thóc vàng giòn” + “Chó cũng làng mượt”
+ “Mái nhà làng mới”. * Từ những ý đồ nghệ thuật biểu hiện các loại sắc vàng trên, tác giả đã trình bày văn bản có ba phần rõ rệt:
Mở bài: Hai câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong không gian làng quê và trong thời gian sáng ngày ra” (sáng sớm).
Từ “Mùa đông, giữa ngày mùa” đến “hơn mọi khi”.
Thân bài: Những câu tiếp theo, tác giả nêu lên những biểu hiện của các sắc vàng trong thời gian và không gian. (Dưới bầu trời, trên cánh đồng lúa, trong vườn, trong sân…)
Từ “màu lúa chín” đến “màu rơm vàng mới”
Kết bài: Hai câu cuối, nêu lên nhận xét và cảm xúc của tác giả về các màu vàng đó.
Từ “Tất cả đượm” đến “bước vào động”.
Như vậy, đây là văn bản có ba phần nhất quán rõ ràng tạo nên bố cục thông suốt, mạch lạc. 2. Nhận xét tổng quát về sự mạch lạc trong văn bản Cuộc chia tay
của những con búp bê
– Chủ đề chung của câu chuyện là xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê, đã được thể hiện một cách sinh động qua quá trình biểu diễn mạch lạc, hợp lí.
– Nếu tác giả đi vào thuật lại tỉ mỉ nội dung cuộc chia tay của người lớn thì có thể làm cho ý chủ đạo trên bị chi phối. Ý chủ đạo có thể không còn là Cuộc chia tay của những con búp bê.
– Mạch văn trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là sự chia tay giữa hai anh em, giữa hai con búp bê, đó là hậu quả của sự chia tay của người lớn, do vậy không cần nêu lại sự chia tay của hai người lớn.
giaibai5s.com
Bài 2: Mạch lạc trong văn bản – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.9 (97.5%) 32 votes