II. LUYỆN TẬP (gợi ý giải các bài tập trong SGK)

Bài tập 1

Đây là hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương. Sáng tác và thưởng thức văn chương cũng là một hoạt động giao tiếp. Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao như sau:

– Nhân vật giao tiếp là những thanh niên nam nữ trẻ tuổi, được thể hiện qua các từ anhnàng.

– Hoàn cảnh giao tiếp là một đêm trăng thanh, thích hợp với việc bộc bạch tình cảm yêu đương.

– Mượn chuyện tre non đủ lả đan sàng, nhân vật anh bày tỏ ước muốn kết duyên với người con gái (nhân vật nàng).

– Cách nói của anh phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: có sắc thái văn chương, gợi cảm, tế nhị, dễ đi vào lòng người con gái.

Bài tập 2

   Khác với bài trên, đây là cuộc giao tiếp trong đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

– Trong cuộc giao tiếp đó, các nhân vật giao tiếp (A Cổ và người ông) đã thực hiện các hành động giao tiếp như sau: chào (Cháu chào ông ạ!), chào lại đáp lời (A Cổ hả?), khen (Lớn tướng rồi nhỉ?), hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?), trả lời (Thưa ông, có ạ!).

– Trong lời của ông già, cả ba câu đều có hình thức của câu hỏi, nhưng chỉ có câu thứ ba là nhằm mục đích hỏi thực sự và A Cổ cũng chỉ trả lời đúng vào câu hỏi này. Còn hai câu trên là nhằm mục đích khác (chào đáp lại và khen), vì vậy A Cổ không trả lời cho hai câu này.

– Lời nói của nhân vật đã bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ của hai ông cháu. Các từ xưng hô (ông, cháu), các từ tình thái (thưa, ạ – trong lời A Cổ và hả, nhỉ – trong lời ông già) đã bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với người ông và tình cảm yêu quý của ông đối với cháu.

Bài tập 3

Đọc kĩ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tự trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bài tập 4

Bài tập nhằm rèn luyện năng lực giao tiếp dưới dạng biết, ở đây là một dạng văn bản thông tin (một thông báo ngắn) để giao tiếp với các bạn học sinh toàn trường về một vấn đề cập nhật trong cuộc sống. Vận dụng những điều đã học về thông báo ở THCS, em hãy tự viết ra bản thông báo này với các yêu cầu sau: ngắn gọn, rõ, cụ thể, đúng thể thức; hướng tới đối tượng giao tiếp là các bạn học sinh; với nội dung giao tiếp là hoạt động làm sạch môi trường trong hoàn cảnh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

Bài tập 5

Dựa vào những gợi ý trong SGK, em hãy phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945.

Gợi ý:

– Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ, với tư cách Chủ tịch nước viết thư cho học sinh cả nước – thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

– Tình huống hoàn cảnh giao tiếp): Đất nước vừa giành được độc lập, học sinh được học tập trong một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

– Nội dung và mục đích: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh trong thời kì lịch sử mới.

– Lời lẽ trong thư: Thể hiện tình cảm yêu thương, tin tưởng của người Bác kính yêu đối với đàn cháu nhỏ.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Đánh giá bài viết