Văn bản
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1111 am…
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tục ngữ nói về con người và xã hội, rất phong phú, đa dạng. Tục ngữ diễn đạt bằng cách, so sánh ẩn dụ, giúp ta học tập cách nói cách viết cho ngắn gọn, súc tích, có hình ảnh…
Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, những câu tục ngữ trong bài này truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.
Cấu trúc của tục ngữ thường có hình thức đối xứng tạo nên tiết tấu hài hoà. Tục ngữ nói chung đều sử dụng những hình ảnh cụ thể sinh động, hình thức vần điệu và có tính hàm súc cao.
.
.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Đọc kĩ văn bản (theo Sách giáo khoa) 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản
(1) Một mặt người bằng mười mặt của
a. Nghĩa của câu này là giá trị con người quý hơn của cải, quý gấp bội phần (mười phần).
+ “Mặt của”: Cách nói nhân hoá của cải. + Cách dùng từ mặt người, mặt của là: – để có sự tương ứng với hình thức, – để so sánh tạo nên sự đối lập về đơn vị chỉ số lượng (mặt người), – khẳng định sự quý giá của con người so với của cải.
b. Câu tục ngữ khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người. Tương đương về ý nghĩa còn có các câu:
– “Người sống hơn đống vàng”.
– “Người làm ra của chứ của không làm ra người”. c. Về mặt sử dụng, câu tục ngữ này có nhiều cách dùng trong văn cảnh: | – Phê phán những tư tưởng coi của cải hơn con người.
– An ủi, động viên những trường hợp cho là “Của đi thay người”.
124
giaibai5s.com
– Đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Thực hiện một triết lí sống truyền thống.
– Thể hiện quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con. (2) Cái răng, cái tóc là góc con người a. Câu này có hai nghĩa:
– Răng và tóc thể hiện hình thức của con người, bao gồm cả tư cách của con người.
Như vậy, suy ra, những gì thuộc hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó.
b. Câu tục ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Nhắc nhở con người nên giữ gìn răng, tóc cho đẹp đẽ, sạch sẽ, không nên cẩu thả cũng không nên chải chuốt quá.
– Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân. (3) Đói cho sạch, rách cho thơm
– Câu tục ngữ này có hai vế đối rất chỉnh. Hai vế bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau.
Đói và cách thể hiện sự thiếu thốn về vật chất (thiếu ăn, thiếu mặc).
Sạch và thơm chỉ những phẩm chất con người cần phải đạt, phải giữ gìn, vươn lên trên hoàn cảnh.
– Nghĩa đen của câu tục ngữ: Dù đói cũng phải ăn mặc sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ gìn cho thơm tho.
– Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống đàng hoàng trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi, “giấy rách phải giữ lấy lề”.
(4) Học ăn, học nói, học gói, học mở
a. Câu tục ngữ này có bốn vế. Từ “học” lặp lại bốn lần, vừa nhấn mạnh, vừa để mở ra những điều con người cần phải học.
– Học ăn, học nói: Nghĩa đen của hai vế này, có thể đồng nghĩa với các câu:
| “Ăn trông nội, ngồi trông hướng”,
“Ăn nên đọi (bát) nói nên lời”, “Lời nói gói vàng”,
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. – Học gói, học mở:
Suy ra, “học gói, học mở” còn có thể hiện là học để biết thực hành biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác. | b. Mỗi hoạt động của con người đều “tự giới thiệu mình với người khác và đều được người khác đánh giá.
(5) Không thầy đố mày làm nên (6) Học thầy không tày học bạn
125
giaibai5s.com
Hai câu tục ngữ này có mặt đúng và có mặt chưa thật đúng. Nói cách khác là cả hai câu đặt ra vấn đề chưa thật thoả đáng. | Đúng là người thấy có vai trò lớn trong sự thành đạt của người học trò. Từ xưa đến nay đã có bao nhiêu minh chứng là người thầy tài giỏi đã tạo ra cho đất nước những nhân tài kiệt xuất.
Nhưng bạn bè của chúng ta chắc chắn có những người tiếp thu nhanh, có kinh nghiệm, có thể hướng dẫn, hỗ trợ thêm cho chúng ta, bạn bè cùng trang lứa dễ gần gũi, dễ tranh luận hơn. | Tóm lại hai câu tục ngữ trên tách ra từng câu thì mỗi câu đều có những điểm chưa đúng hoàn toàn. Nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn với nhau nhưng khi đi với nhau sẽ là lời khuyên đầy đủ, có chân lí, phải coi trọng việc học thầy, lại phải coi trọng việc học bạn, cùng với nỗ lực của bản thân
(7) Thương người như thể thương thân
Hai tiếng “thương người” đặt trước “thương thân” để nhấn mạnh đối tượng cần thương yêu. Câu tục ngữ khuyên ta coi người khác như bản thân mình.
Đây là lời khuyên có tính triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.
(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nghĩa của câu: Khi được hưởng thành quả (nào đó) phải nhớ đến người đã có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. .
– Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo; để nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ đất nước… (9) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó phải có nhiều người hợp sức lại mới làm được. Câu này khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. 3. So sánh hai câu tục ngữ (Xem câu 5 – 6). 4. Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm trong tục ngữ
– Diễn đạt bằng so sánh: “Con có cha như nhà có nóc”, sự so sánh ở đây nêu bật tư tưởng và sắc thái tình cảm của câu tục ngữ.
– Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Người ăn quả ẩn dụ là kẻ được hưởng thụ vật chất và tinh thần của người trước để lại.
Kẻ trồng cây ẩn dụ là người đã có công gây dựng nên những thành quả.
– Diễn đạt bằng nhiều hình thức: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” học cách ăn uống, nói năng sao cho đúng cách, lễ độ. Học gói, học mở là học để biết những thao tác thành thạo, khéo tay.
– Từ và câu có nhiều nghĩa: Câu 2, 3, 4, 5 bài trên.
126
giaibai5s.com
III. LUYỆN TẬP
Những câu đồng nghĩa và trái nghĩa trong những câu tục ngữ bài 19.
Câu
(3)
| Đồng nghĩa
Trái nghĩa – Giấy rách phải giữ lấy lề. – Tốt danh hơn lành áo. – Không thầy đố mày làm nên. 1- Lừa thấy, phản bạn. – Uống nước nhớ nguồn. – Ăn cháo đá bát.
(6) (8)
Bài 19: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes