RÚT GỌN CÂU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Thế nào là rút gọn câu 1. Rút gọn câu là biến đổi ngắn lại cho gọn hơn những câu thường nói hay viết tuỳ theo tình huống cụ thể (câu có thể rút gọn chủ ngữ hay vị ngữ).
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. 2. Chủ ngữ có thể có trong câu là: Chúng ta, chúng em, người ta… 3. Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ nhằm làm cho câu rút gọn khi nói, hoặc viết, nhưng vẫn có thể hiểu được đối với người nghe, người đọc. 4. Những câu dưới đây có các thành phần được lược bỏ (so sánh các câu):
a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người đuổi theo nó (nhóm từ được lược bỏ: đuổi theo nó.) | b. Bao giờ cậu đi Hà Nội?
Ngày mai… mình đi Hà Nội (nhóm từ được rút gọn: mình đi Hà Nội). B. Cách dùng câu rút gọn 1. Những câu dưới thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn như vậy không? Tại sao?
– Sáng chủ nhật trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co..
– Các câu đều thiếu chủ ngữ: Chúng em, học sinh, không nên rút gọn như trên vì làm cho câu khó hiểu. 2. Cần thêm những từ ngữ vào câu rút gọn dưới đây:
– Mẹ ơi, hôm nay, con được một điểm 10. – Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế? – Bài kiểm tra toán.
Theo dõi qua các câu đối thoại giữa hai mẹ con, ta thấy câu trả lời của con thiếu lễ phép, vì vậy cần thêm các từ: a, mẹ ạ… vào cuối câu.
127
giaibai5s.com
3. Từ bài tập trên, khi rút gọn cần chú ý:
– Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai nội dung truyền đạt.
– Không biến câu văn thành câu thiếu khiếm nhã, không lợi cho việc giao tiếp. II. LUYỆN TẬP 1. Những câu tục ngữ dưới đây đã rút gọn | a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Có thể nói: “Chúng ta ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nêu lên một quy tắc ứng xử chung nên có thể rút gọn được chủ ngữ.
b. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Ta có thể khôi phục lại câu trên: “Ai nuôi lợn ăn cơm nằm, ai nuôi tằm ăn cơm đứng”. Ai có thể là: mẹ tôi, bà tôi, bà… cũng có thể rút gọn được chủ ngữ, lí do nhu cầu trên. 2. Câu rút gọn trong các bài thơ
a. Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ này có nhiều câu rút gọn, làm cho bài thơ có lối diễn đạt súc tích tuân theo số chữ trong dòng thơ.
– Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, có thể viết: Ai, Tôi bước tới Đèo Ngang… . – Lom khom dưới núi, tiều bài chú » Dưới Đèo Ngang lom khom dưới núi… b. Trong bài ca dao châm biếm “Đồn rằng …”
– Câu: “Ban khen rằng: Ấy mới tài” – câu này rút gọn chủ ngữ. Có thể viết: vua, ban khen…)
– Câu “Đánh giặc thì chạy trước tiên”, cũng có thể viết: “quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên”. Như vậy cả hai câu rút gọn chủ ngữ vì trong văn cảnh có thể vẫn hiểu được, làm cho nội dung bài thơ súc tích, tăng thêm tính châm biếm. 3. Cậu bé và người khách trong câu chuyện đã hiểu lầm bởi vì cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. – Mất rồi. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi).
a… tối hôm qua. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua).
– Cháy ạ. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì chết cháy).
Qua câu chuyện, cần rút ra: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu lầm. 4. Trong bài Tham ăn, chi tiết trong truyện có tác dụng gây cười và phê
phán là ba câu trả lời rút gọn của anh chàng tham ăn: – Đây: * tôi ở ngay đây thôi. – Mỗi: * tôi chỉ có một con. – Tiệt: + cha mẹ tôi đã mất cả rồi.
128
giaibai5s.com
Bài 19: Rút gọn câu – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
2.1 (42.47%) 81 votes