Bài 15 SÀI GÒN TÔI YÊU
Văn bản:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài kí Sài Gòn tôi yêu đã giúp ta cảm nhận được những nét đẹp riêng của Sài Gòn như thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và phong cách sống của con người Sài Gòn. Mặt khác, tác giả Sài Gòn tôi yêu cho ta học tập một nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua ngôn ngữ hình tượng và sử dụng điệp từ, liệt kê trùng điệp, so sánh đẹp để tạo nên hiệu quả nhấn mạnh về vẻ đẹp và sức trẻ “đường độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt của đô thị ngọc ngà..”, về sự phong phú của mảnh đất Sài Gòn.
Tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ để cấu trúc cấu tạo nên hiệu quả nhấn mạnh, cùng với phép so sánh tu từ làm cho bài viết vừa cụ thể vừa sinh động, có bố cục rất hợp lí, mạch lạc. Điểm nổi bật là việc dùng đúng lúc, đúng chỗ các từ ngữ địa phương, làm nổi bật những nét độc đáo của Sài Gòn.
I. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn trên phương diện nào? Tìm bố cục
của bài văn * Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn trên ba phương diện chính:
+ thiên nhiên, + thời tiết, khí hậu,
+ và cuộc sống của cư dân trong thành phố. * Bố cục của bài văn có thể chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1: từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Nêu những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với thành phố.
– Đoạn 2: từ “Ở trên đất này”… đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về phong cách sống của người Sài Gòn.
– Đoạn 3: từ “Vậy đó mà” đến hết:
Khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố. 2. Trong phần đầu, tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình đối
với Sài Gòn qua những cảm nhận. Hãy nêu lên…?
a. Cảm nhận riêng biệt về thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng như: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới. Thiên nhiên ở đây thay đổi nhanh chóng “trời Sài Gòn chợt mưa rồi chợt nắng”.
105
giaibaiss.com
b. Vào đầu bài tuỳ bút của tác giả đã biểu lộ một tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố của mình. Từ tình yêu đó mà tác giả đã cảm nhận nhiều vẻ đẹp và đầy ấn tượng của thành phố. “Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào. Tôi yêu thời tiết. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ…”. | Nghệ thuật liệt kê trùng điệp khiến cho đoạn văn giàu biểu cảm, giàu chất thơ. | Biện pháp sử dụng ngôn ngữ là đã dùng điệp từ cấu trúc câu trong ca dao để nói lên quy luật tâm lí thông thường của người đời.
| “Yêu nhau yêu cả đường đi”. 3. Nét đặc trưng phong cách của người Sài Gòn? Thái độ tình cảm
của tác giả?
* Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn đã được tác giả tập trung làm nổi bật ở đoạn 2.
+ Nhận xét về đặc điểm dân cư Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương, sống hòa hợp thành người Sài Gòn.
+ Con người ở đây sống chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần và ý nhị (trang phục, cử chỉ, dáng điệu?)
+ Người Sài Gòn hiền lành. 4. Qua bài văn này em cảm nhận được một số điều mới mẻ về Sài Gòn.
– Đó là nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố. – Đó là nét phong cách riêng nổi bật của người Sài Gòn:
tự nhiên, chân thành, bộc trực, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. – Đó là nét đẹp của các cô gái qua minh hoạ của tác giả là trang phục tự nhiên, khoẻ khoắn, vừa ý tứ vừa mạnh dạn, có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.
III. LUYỆN TẬP
Các em tìm những bài viết về quê hương em và viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình đối với quê hương.
Gợi ý: Viết về quê hương là viết về mảnh đất em đã được sinh ra, lớn lên và những con người em được chung sống gia đình, bà con và làng xóm).
– Một đoạn văn nói về tình cảm của mình (với quê hương hay nơi đang ): có thể viết ngắn gọn một vài cảm xúc của mình.
Bài 15: Văn bản: Sài Gòn tôi yêu – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.5 (90%) 4 votes