IV. THÀNH CỔ LOA VÀ LỰC LƯỢNG QUỐC

PHÒNG

Câu hỏi: Để tăng cường phòng thủ bảo vệ kinh đô Cổ Loa, MT An Dương Vương đã làm gì?

                                       Trả lời câu hỏi

Để tăng cường phòng thủ bảo vệ kinh đô, An Dương

Vương đã cho họ xây dựng ở Phong Khê một khu thành

kiên cố, xây dựng lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và

thủy binh được trang bị nhiều loại vũ khí, đặc biệt là nỏ.

Câu hỏi: Vì sao có tên là Cổ Loa?

                                  Trả lời câu hỏi 

Thành được xây dựng theo hình xoáy trôn ốc nên gọi là

Loa Thành (hay thành Cổ Loa)

Câu hỏi: Em hãy mô tả thành Cổ Loa?

                                 Trả lời câu hỏi

– An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu

thành đất lớn mà người sau gọi là Loa Thành hay thành Cổ

Loa. “Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên

gọi là Loa Thành”. 

– Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi

khoảng 16.000m, chiều cao của thành khoảng 5 – 10m, mặt

thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng từ 10 – 20m.

Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30m. Các

hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa

thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng. Bên

trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia

đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. B

– Cổ Loa còn là một khu thành quân sự, phục vụ chiến đấu.

Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy

binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu

chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Đầm cả là nơi tập trung

các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn  sàng chiến đấu.

Câu hỏi: Vì sao Cổ Loa được xem là một quần thành?

                               Trả lời câu hỏi

– Cổ Loa được xem là một quần thành vì: ở đây có một lực

lượng quân đội lớn gồm bộ binh được trang bị các vũ khí

bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.

Việc bố trí trong thành là một căn cứ lợi hại, là một vị trí

phòng thủ kiên cố, bảo vệ được sự tấn công từ bên ngoài

vào.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc?

                             Trả lời câu hỏi

Việc xây thành Cổ Loa đã thể hiện trình độ phát triển của

nước Âu Lạc. Cách bố trí thành Cổ Loa đã thể hiện trí tuệ

tài giỏi của con người thời đó. Đây là một biểu tượng của

nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào của dân tộc ta.

Câu hỏi: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc

                              Trả lời câu hỏi

– Giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước

+ Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn

giản, vua có quyền quyết định tối cao.

+ Giúp vua cai trị là các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Tướng

đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiêng, chạ.

– Khác nhau: 

+ Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Bạch Hạc

(Phú Thọ) ngày nay.

+ Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Cổ Loa huyện

Đông Anh – Hà Nội.

+ Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là

kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân

sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát

triển cao hơn. 

+ Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng,

có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ

thần”.

V. NHÀ NƯỚC ÂU LẠC SỤP ĐỔ TRONG HOÀN

CẢNH NÀO?

Câu hỏi: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

                           Trả lời câu hỏi

– Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc nhưng

không thể đánh bại được quân ta.

– Năm 179 TCN, sau khi dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nhà

nước Âu Lạc, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. Do An

Vương không đề phòng và lại bị mất tướng giỏi nên thất

bại nhanh chóng. Nhà nước Âu lạc bị sụp đổ.

Câu hỏi: Vì sao quân Triệu bị quân dân Âu Lạc đánh bại?

                          Trả lời câu hỏi 

– Do tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm.

– Do có vũ khí tốt.

– Chủ động đánh giặc.

Câu hỏi: Theo em truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?

                                       Trả lời câu hỏi

Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy chỉ là một cách đơn giản

hoá sự thực về âm mưu cướp Âu Lạc của triệu Đà, đó là:

– Không đánh được thì dùng mưu kế.

– Tìm hiểu sức mạnh của Âu lạc.

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học

là không được chủ quan, phải cảnh giác trước mọi âm mưu

của kẻ thù. Đây là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch

sử dân tộc.

Câu hỏi: Em hãy đọc bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu nói về bài học rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.

                              Trả lời câu hỏi

“Tôi kể người nghe truyện Mỵ Châu

Trái tim nhầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.

Câu hỏi: Dựa vào tư liệu và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.

                         Trả lời câu hỏi

– Do Triệu Đà dùng quỷ kế chia rẽ nội bộ nước ta.

– Do An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác quá tự tin

vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ

không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc. Đất nước

rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.

VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO 

SỰ TÍCH CỔ LOA VÀ CHUYỆN MỴ CHÂU TRỌNG

THỦY

Sử cũ chép rằng: vua xây thành ở đất Việt Thường rộng

1000 trường xoay quanh như hình trôn ốc, gọi là Loa

Thành, còn gọi là thành Tư Long.

Mới đầu vua xây Loa Thành, xây đến đâu lại bị đổ đến đó.

Vua rất lo bằng ăn chay cầu khẩn rồi lại xây. Đến khi ấy có

vị thần hiện lên

cửa thành. Vua mời vào hỏi, thần rằng: “Đợi Thanh Giang

sứ đến”. Sáng hôm sau, vua dậy ra thành, thấy có con rùa

vàng bơi từ phía đông sông tới xưng là Thanh Giang sứ,

biết nói tiếng người, nói việc tương lai. Vua vui mừng đặt

vào mâm vàng rồi hỏi nguyên do thành bị đổ. Rùa vàng

rằng: “Tinh núi Thất Diệu. Cạnh đó có cái quán, chủ quán

có nuôi một con gà trắng, yêu tinh ấy nhập vào thường hay

hại người đi đường. Yêu khí ngày càng mạnh cho nên có

thể đạp đổ thành. Nếu giết chết được con gà thì thành sẽ tự

đứng vững.”

Nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng, thành chỉ xây trong nửa

tháng là xong, vua cảm tạ và xin cho kế sách chống giặc

ngoại xâm. Rùa vàng tuốt móng trao cho và nói: “Quốc gia

yến nguy tự có số trời, người cũng phải đề phòng, khi giặc

đến dùng cái móng đó làm lẫy nỏ bắn vào quân giặc thì

không lo gì nữa”. Vua sai bầy tôi là Cao Lỗ làm nỏ thần,

lấy móng làm lẫy nỏ gọi là nỏ thần Linh Quang móng

vàng. 

Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân sang xâm lấn, đóng

quân ở núi Tiên Du, Bắc Ninh. Thục Phán đem quân đến

đánh, Triệu Đà rút về núi Vũ Ninh, sai sứ đến xin hoà, cho

con là Trọng Thuỷ làm con tin, nhân đó cầu hôn. Sử cũ

chép: Đà đến xâm lược, đóng quân ở Bắc Giang, đánh nhau

với vua, vua lấy nỏ thần bắn, Đà thua chạy. Đà biết Vua có

thần nỏ, không địch nổi, mới mưu thông hiếu. Lúc ấy, vua

đem con gái Mi Châu gả cho con của Đà là Trọng Thuỷ.

Trọng Thuỷ dụ dỗ Mị Châu lấy nỏ thần cho xem, rồi ngấm

ngầm làm hỏng lẫy mà đổi đi, rồi nói thác là về Bắc thăm

cha. Khi tạm biệt Mị Châu, Trọng Thuỷ nói rằng: “Ngày

khác ta sẽ đến, vạn nhất hai nước có sự bất hoà thì lúc ấy

làm thế nào để nhận được nhau?”. Mị Châu đáp: “Thiếp có

chiếc đệm bằng lông ngỗng, thường khoác trên mìmh, khi

đi đến đường rẽ sẽ rắc lông ngỗng làm dấu, nhận dấu ấy sẽ

biết nơi thiếp ở”.

Năm 179 TCN, Triệu Đà lại đến xâm lược, Nam quân tan

vỡ, Vua chạy ra biển. Sử cũ viết: Vua không biết lẫy nỏ

thần đã mất, ngồi đánh cờ cười mà rằng: “Đà không sợ ta

có nỏ thần hay sao?”. Quân của Đà kéo sát tới nơi dàn trận,

vua dương nỏ, lẫy nỏ gãy, quân tan vỡ. Vua liền cùng Mị

Châu lên ngựa chạy về phía nam. Trọng Thuỷ nhận ra lông

ngỗng đuổi theo. Vua đến bờ biển hết đường, vội vàng gọi:

“Thanh Giang sứ ở đâu?”. Rùa vàng hiện lên mặt nước nói:

“Người ngồi phía sau ngựa là giặc đấy, sao không giết đi”.

Vua rút gươm toan giết Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Tôi

một lòng trung tín bị người ta lừa dối, xin hoá thành ngọc

trai để rửa mối thù này”. Khấn xong để cho vua chém chết,

máu chảy xuống nước, con trai ngậm lấy hoá thành ngọc

trai. Vua cầm vân tê bảy tấc nhảy xuống biển chết. Trọng

Thủy tới nơi, thấy Mị Châu chết, khóc rất thảm thương, ôm

xác Mị Châu về chôn ở Loa Thành, đến chỗ Mị Châu

thường tắm gội, thương tiếc quá, bèn nhảy xuống giếng

chết. Người đời sau bắt được hạt ngọc minh châu ở biển

Đông lấy nước giếng này rửa thì ngọc lại càng sáng.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo) 
Đánh giá bài viết