Văn bản:
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm thể hiện sự cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc, “bài thơ” trữ tình văn xuôi được viết ra với tất cả tấm lòng trận trọng thành kính với món quà dân dã. Bút kí đã thể hiện những đặc điểm của tâm hồn và ngòi bút Thạch Lam. Mặt khác bài văn cũng thể hiện đầy đủ thể tuỳ bút: đậm chất trữ tình (bộc lộ cảm xúc suy tư của tác giả) và có yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí (giàu biểu cảm, gần với thơ). Tác giả Một thứ quà của lúa non: Cốm đã dùng một lối viết dung dị, nhẹ nhàng, đảm thắm, sâu lắng. Cảm xúc cứ tuôn chảy ra từ đầu ngọn bút làm người đọc khó nhận ra sự sắp xếp khéo léo của tác giả.
Bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm là một sự nối tiếp nhau từng câu từng chữ tạo nên trang viết rất xúc động về một thứ quà làm từ lúa non: Cốm.
O
a.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bài tuỳ bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã
sử dụng nhiều phương thức biểu đạt? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn? * Bài tuỳ bút này nói về một thứ quà làm từ lúa non: Cốm.
* Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức: miêu tả, nhận xét, bình luận…. | * Nhưng nổi bật vẫn là phương thức biểu cảm: bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình.
* Bài văn có thể chia làm ba đoạn: – Đoạn 1: Từ mở đầu đến “Chiếc thuyền rồng”.
Nội dung chính là giới thiệu sự ra đời của cốm từ giọt sữa trắng thơm trong bồng lúa, người ta đem về chế biến thành cốm gói trong lá sen. – Đoạn 2: Từ “cốm” là thứ quà riêng biệt đến “kín đáo và nhũn nhặn”.
Nội dung ca ngợi giá trị của cốm, thức dâng đặc biệt thanh khiết của trời đất và đã trở thành sản phẩm có giá trị văn hoá gắn liền với phong tục sệu tết, cưới xin.
– Đoạn 3: Từ “cốm không phải là thứ quà” đến hết.
Nội dung bàn về sự thưởng thức và ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ kết tinh nhiều giá trị của thiên nhiên.
giaibai5s.com
Qua đó, tác giả đề nghị những người mua và thưởng thức món quà độc đáo này một thái độ trân trọng. 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến trong sạch của trời đất” và cho biết:
* Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng cảm hứng gợi lên ti hình ảnh chiếc lá sen lướt qua vùng ven mặt hồ. Từ hương thơm ấy gợi đến hương vị cốm – một thứ quà từ lúa non. Cách nhập đề rất tự nhiên, gợi cảm. | * Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn? | Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng, đặc biệt là khứu giác. Tác giả đã sử dụng những tính từ miêu tả tinh tế như: lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, thanh khiết, thơm mát, phảng phất để tạo nên giá trị biểu cảm.
Nhưng có được hạt cốm ngon còn cần đến sức người, vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả còn nói đến nghề làm cốm ở làng Vòng, và ấn tượng là chiếc đòn gánh hai đầu vút cong lên như chiếc thuyền rồng. 3. Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng cốm, hồng làm
đồ sệu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp tương xứng ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
– Tác giả đã nhận xét và bình luận về một phương diện có giá trị văn hoá là cốm còn đi vào tục lệ sâu tết của nhân dân. | Việc dùng “cốm, hồng” làm lễ vật sâu tết có ý vị sâu xa:
+ Vì cốm là thức dâng của đất trời, mang hương vị thanh nhã của đồng quê.
+ Cốm cùng với hồng hoà hợp biểu hiện cho sự gắn bó trong tình cảm lứa đôi.
– Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc và hương vị.
+ So sánh màu sắc của hồng và cốm với màu ngọc thạch và ngọc lựu già, làm cho món quà sếu tết càng quý trọng.
+ Hương vị thì một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ cho nhau. 4. Nhận xét về đoạn văn: “Cốm là thức quà …. đồng quê nội cỏ An Nam”
– Nhận xét của tác giả về cốm đã làm sáng lên ý nghĩa một thứ quà bình dị làm từ lúa non, nhưng được kết tinh từ nhiều phương diện.
– Đó là cái nhìn trân trọng và tinh tế, và cũng chính là cái nhìn về văn hoá ẩm thực. Từ đó tác giả đưa ra lời đề nghị với người mua cốm: hãy nhẹ nhàng và trân trọng thứ sản phẩm quý này.
giaibai5s.com
5. Đoạn văn bàn luận về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào? – Đoạn văn bàn luận về sự thưởng thức cốm.
– Đó là thứ quà bình dị, chẳng có gì cầu kì, tưởng như không cần phải luận bàn gì nữa. Thế mà tác giả có một cách nhìn thấu đáo, nêu lên một thái độ văn hoá khi nói về việc thưởng thức món ăn bình dị.
“Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại Uen bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loại thảo mộc. Em có cảm nhận đây là biểu hiện tình cảm của tác giả với đất nước. 6. Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về
cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm một số ví dụ cụ thể để chứng minh nhận xét đó.
* Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, ví dụ:
– “Trong cái vỏ xanh kia, một giọt sữa trắng thơm”.
– “Cốm là một thứ quà riêng biệt của đất nước, là những thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.”
– “Hồng cốm tốt đôi…” “thật đáng tiếc, chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần…”
– “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ…” – “Hỡi các bà mua hàng, chớ thọc tay…”
– “Phải kính trọng cái lộc của trời…” III. LUYỆN TẬP
Các em chọn học thuộc một đoạn văn và sưu tầm thơ, ca dao nói về cốm, hồng.
Bài 14: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.3 (86.67%) 6 votes