ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM, ĐÁNH GIÁ
1. Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau chỗ nào?
Đọc lại đoạn văn về: Hoa hải đường và Hoa học trò là hai bài văn biểu cảm. * Nếu văn miêu tả chỉ tái hiện đối tượng người, cảnh vật).
* Thì văn biểu cảm chỉ nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của đối tượng mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
+ Bài Hoa hải đường tác giả miêu tả chỉ nhằm đưa ra lời bình luận về loại hoa thấy ở khắp mọi nơi. Trong đó tác giả dùng phép so sánh “cánh hoa khum khum như muốn phong lại các nụ cười má lúm đồng tiền”. Và nhớ lại một kỉ niệm lần đầu từ Nam ra Bắc đến thăm đền Hùng ngắm hoa hải đường ở núi Ngũ Linh.
+ Bài Hoa học trò cũng được tác giả miêu tả cây hoa phượng mà gọi là hoa học trò và ý nghĩa của nó gắn liền với học sinh, với trường lớp.
Tác giả mượn cảnh hoa phượng nở, rồi hoa phượng rơi để nói đến cái mùa hè thiếu vắng và chia phôi qua cảm xúc của mình…
Tác giả đã dùng hình thức lặp lại và nhân hoá để đặc tả cái buồn trống vắng nơi sân trường. “Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng múa. Hoa phượng khóc. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhở…”.
Qua hai bài văn trên, ta rút ra được những đặc điểm của văn biểu cảm.
* Trong văn biểu cảm cũng có miêu tả, kể chuyện nhưng đó chỉ là để làm nổi lên cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với sự vật.
* Văn biểu cảm chú ý khai thác những đặc điểm, tính chất của sự vật để nói lên, minh hoạ tình cảm và thái độ, đánh giá của tác giả nhằm làm cho người đọc suy nghĩ chứ không chỉ cảm nhận mà thôi. | * Bài văn biểu cảm được viết, trình bày theo mạch tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
102
giaibaiss.com
2. Đọc bài Kẹo mâm ta thấy văn tự sự khác với văn biểu cảm ở
điểm nào?
– Văn tự sự kể lại câu chuyện (hay sự việc) có dầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến và đưa đến kết quả.
– Văn biểu cảm chỉ dùng tự sự để nhớ lại quá khứ hoặc những việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi vào nguyên nhân, kết quả. 3. Tự sự trong văn biểu cảm chỉ đóng vai trò gì? Thực hiện nhiệm
vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ?
– Tự sự trong văn biểu cảm chỉ đóng vai trò như cái giá đỡ để tác giả bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
– Thiếu tự sự thì tình cảm sẽ mơ hồ vì không có sự việc, sự vật cụ thể để nảy sinh, phát triển.
– Ví dụ: Trong bài Kẹo mầm mà thiếu đoạn tự sự nhớ lại mẹ và chị gỡ tóc, rồi vo tóc, rồi dắt lên đòn tay nhà để tác giả (khi còn nhỏ tuổi) lấy đổi kẹo mầm thì đến nay mỗi khi có lời rao: “ai tóc rối đổi kẹo mầm” tác giả không có duyên cớ để khắc khoải nhớ đến mẹ (đã mất) và chị (đã đi lấy chồng).
Như vậy tình cảm nhớ mẹ và chị được gợi từ sự việc tóc rối, kẹo mầm. 4. Tìm ý và sắp xếp ý, dàn bài theo đề bài biểu cảm: Cảm nghĩ mùa xuân.
a. Tìm hiểu đề
Cảm nghĩ mùa xuân là nêu cảm xúc của mình đối với mùa xuân. Và ngược lại, mùa xuân đã gợi suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào?
b. Dàn ý: (tìm ý và sắp xếp ý sẽ viết) – Ý nghĩa của mùa xuân đối với con người.
+ Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi, đánh dấu sự trưởng thành của lứa tuổi thiếu nhi..
+ Mùa xuân là thời gian có cây đâm chồi nảy lộc, là mùa sinh sôi của muôn loài. (Nhờ thời tiết ấm áp dễ chịu). – Mùa xuân gợi lên những cảm xúc của con người:
+ Cây cỏ nảy hoa đâm chồi làm cảnh vật tươi sống, khiến con người vui đón nhận một sức sống mới ở vạn vật.
+ Mùa xuân có nhiều lễ hội (Hội Lim, Hội Gióng), nhiều trò chơi (chơi đu quay, chơi ném pao…), nhiều cuộc vui chơi giải trí (đua thuyền… khiến ta thoải mái cảm nhận thấy cuộc sống đầy thú vị.
c. Dàn bài * Mở bài: Một năm có bốn mùa, theo em, mùa xuân là mùa đẹp nhất.
103 giaibai5s.com
* Thân bài: – Nêu ý nghĩa cụ thể của mùa xuân đối với con người, cây cỏ và vạn vật.
+ Mùa xuân mang lại sức sống mới.
+ Mùa xuân đánh dấu bước đi của đất nước, con người. – Cảm nghĩ của em về mùa xuân.
+ Mùa đơm hoa, kết trái.
+ Mùa sinh sôi của vạn vật (cây cối xanh tươi, con người rộn ràng, phấn khởi với nhiều dự định và kế hoạch mới)
+ Mua học tập lên một bước mới.
+ Mùa thêm tuổi đời. d. Viết và sửa chữa, đọc lại 5. Các biện pháp tu từ của văn biểu cảm a. So sánh
– “.. cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền”. (Hoa hải đường)
– “… Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia…” (Tấm gương)
– “… Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” (Cây tre Việt Nam)
| – “… hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc” Thương nhớ mười hai). 2. Điệp ngữ
– “Hoa phượng rơi, hoa phượng múa, hoa phượng khóc, hoa phượng 11ơ, hoa phượng nhớ”: (Hoa học trò) c. Nhân hoá
– “Hoa phượng khóc, hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ”. (Hoa học trò)
– “Dù gương có tan xương, nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch.” (Tấm gương)
– “… Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. (Cây tre Việt Nam) d. Ẩn dụ
– “Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm”. (Cây tre Việt Nam)
– “Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi…”. (Cây tre Việt Nam) 104
giaibai5s.com
Bài 14: Ôn tập văn biểu cảm, đánh giá – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
Đánh giá bài viết