Sau bài Tổng quan văn học Việt NamKhái quát văn học dân gian Việt Nam, các em tiếp tục học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đây là văn học viết tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam, còn được gọi là văn học trung đại. Bài khái quát này cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quát và những kiến thức cơ bản về mười thế kỉ văn học để các em có thể học tiếp một loạt bài về văn học trung đại ở lớp 10 (và học kì I lớp 11). Do vậy, các em cần đọc kĩ để nắm chắc bài học quan trọng này.

Cách học như sau:

– Đọc một lần toàn bộ bài học để có một cái nhìn chung về văn học | trung đại ở nước ta.

– Sau đó, đọc chậm từng mục lớn, mục nhỏ của bài và chuyển bài viết trong SGK thành một dàn ý chi tiết để nhớ các kiến thức cơ bản của mười thế kỉ văn học này.

Dưới đây là những gợi ý giúp các em thực hiện tốt phần Hướng dẫn học bài trong SGK:

1. Nêu những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

a) Những điểm chung:

   Đều là sáng tác văn học của người Việt, đều chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của văn học phong kiến Trung Quốc và đều có những thành tựu nghệ thuật to lớn.

b) Những điểm khác nhau:

c) Đây là hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt Nam

Hai bộ phận văn học này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.

2. Lập bảng tổng hợp về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

3. Nêu một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

a) Có ba đặc điểm lớn:

– Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

– Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

– Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài

b) Chính vì vậy, cách đọc văn học cổ có những điểm khác biệt với cách đọc văn học hiện đại:

   Tư duy nghệ thuật thường theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức; thể loại văn học có những quy định chặt chẽ về kết cấu, cách sử dụng thi liệu thường dẫn nhiều điển tích, điển cố, thi liệu của văn học Trung Hoa; cách diễn đạt thiên về ước lệ, tượng trưng… Tóm lại, đó là một hệ thống thi pháp mang tính quy phạm và khuynh hướng trang nhã của văn học trung đại.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 12: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Đánh giá bài viết