TỪ ĐỒNG ÂM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Thế nào là từ đồng âm 1. Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau Nghĩa của các từ lồng trong Sách giáo khoa không giống nhau:
– Lồng lên – con ngựa chạy nhảy lên.
– Vào lồng – đưa con chim vào dụng cụ để nuôi không cho bay đi. 2. Nghĩa của mỗi từ lồng trên có liên quan gì với nhau không?
Từ lồng ở hai câu trên đây là đồng âm. Nghĩa của các từ không có liên quan gì.
B. Sử dụng từ đồng âm 1. Nhờ có nghĩa của từ mà em phân biệt được các từ lồng ở hai câu trên. 2. Câu “đem có về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu hai nghĩa;
– Kho: danh từ, cái nhà để chứa đồ vật, chứa cá.
– Kho: động từ, một cách nấu chín cá để ăn. “Mẹ tôi kho cá vào nồi đất”. 3. Để tránh hiện tượng đồng âm gây ra phải chú ý đến ngữ cảnh (cách dùng từ đồng âm theo nghĩa riêng).
II. LUYỆN TẬP 1. Đọc bản dịch bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (đoạn trích
theo Sách giáo khoa), tìm các từ đồng âm: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi… – Thu: mùa thu, gió thu (nghĩa trong văn cảnh bài thơ)
+ Thu: thu hoạch (gặt hái, thu nhập)
giaibai5s.com
+ Thu: thu dụng (tiếp thu và dung nạp)
+ Thu: thu ngân (thu tiền) (Các em tìm tiếp từ đồng âm: Thu) – Cao: thu cao (gió thu mạnh, nghĩa văn cảnh trong bài thơ).
+ Cao: cao cấp (bậc trên) + Cao: cao hứng hứng thú mạnh hơn lúc thường).
+ Cao nguyên: nơi đất cao hơn đồng bằng. (Các em tìm tiếp từ đồng âm cao) – Ba: số ba (nghĩa trong văn cảnh bài thơ)
+ ba: ba đào (sống cảnh chìm nổi)
+ ba: Ba (tên gọi bố, cha ở miền Nam). – Tranh: cỏ tranh lợp nhà (nghĩa văn cảnh)
+ tranh: tranh giành + tranh: đàn tranh (dụng cụ âm nhạc cổ)
+ tranh: tranh tụng (thưa kiện nhau) (Các em tìm tiếp từ đồng âm: sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi…) Gợi ý: Sang: sang trọng – sang đò…
nam: hướng nam – nam nữ sức: sức mạnh – phục sức nhà: khóc nhè – nhè nhẹ.
tuốt: tuốt gươm – tuốt luốt… 2. a) Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ
(1) Cái cổ: phần giữa đầu và thân. (2) Cổ tay: phần nối bàn tay với cánh tay. (3) Cổ chai: phần giữa miệng và thân chai. (4) Cao cổ: cất tiếng lên.
Các từ trên là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. b) Các từ đồng âm với danh từ cổ.
– Cổ kính: (xưa cũ), cổ động (cổ vũ, động viên), cổ lỗ (cũ kĩ quá). 3. Đặt câu với mỗi cụm từ đồng âm
– bàn (danh từ) – bàn (động từ) Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác. – Sâu (danh từ) – sâu (tính từ) Những con sâu làm cho thân cây bị nứt sâu hơn. – Năm (danh từ) – năm (số từ) Có một năm anh Ba đã về Sài Gòn năm lần.
giaibai5s.com
4. Anh chàng trong câu chuyện trong Sách giáo khoa đã sử dụng
biện pháp đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm: – Đạc (con vạc) – Đạc (cái vạc bằng đồng dùng để nấu nướng). – đồng (kim loại) – đồng (cánh đồng)
Nếu xử kiện em sẽ giải thích sự đồng âm bạc đồng cho hai bên để khỏi bị đánh tráo khái niệm.
Bài 11: Từ đồng âm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.5 (89.09%) 11 votes