BÀI LÀM

Đã từ lâu, Nguyễn Dữ trở thành cái tên quen thuộc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI, là học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ sinh ra trong một gia đình Nho học, đã từng thi đỗ và ra làm quan nhưng không lâu sau thì lui về ở ẩn. Ông đã viết tác phẩm “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện, trong đó “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Truyện kể về gia đình một người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, nàng lấy chồng chưa được bao lâu thì chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính. Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình. Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bé Đản không nhận cha và kể về chuyện thường có một người đàn ông đến mỗi tối. Trương Sinh nổi cơn ghen tuông, chàng mắng nhiếc và buộc tội cho vợ mình, buộc Vũ Nương phải gieo mình xuống sông tự tử để minh oan. Cảm động trước lòng chung thủy của nàng, Linh Phi đã cứu giúp và cho nàng ở lại trong cung. Cũng vào tối nọ, chính bé Đản là người giúp cho Trường Sinh thấy được sai lầm của mình. Được Phan Lang mách, Trương Sinh hối cải, lập đàn giải oan cho vợ. Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về sống ở động rùa, hai người ở hai thế giới khác biệt.

Tác phẩm đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất liệu hiện thực là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì là những yếu tố kì ảo, hoang đường.

Nổi bật lên trong tác phẩm là số phận bi kịch của một người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là một người tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Đáng lẽ ra con người ấy phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Ấy thế mà cuộc đời nàng lại là một tấn bi kịch. Qua những hoàn cảnh khác nhau của Vũ Nương, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chồng đi ra chiến trận, nàng ngày ngày phụng dưỡng mẹ già, con thơ, là một người con hiếu thảo, người vợ tháo vát, đảm đang. Mẹ chết, một mình nàng nuôi con với cái bóng của mình, chờ ngày chồng trở về. Khi bị Trường Sinh nghi ngờ, nàng đã bao lần hỏi rõ dù bị đánh đập, chửi mắng, nàng còn tâm sự: “Thiếp vốn là con nhà khó, được nương tựa nhà giàu… đâu có hư thân như lời chàng nói”. Tuyệt vọng vì nỗi oan khuất, nàng đã tự gieo mình xuống dòng sông để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng. Ở dưới thủy cung, sau khi nghe những chuyện về gia đình mình, nàng đã ứa nước mắt khóc. Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương còn biết bao oan tình bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội xưa cũng đã phải gánh chịu. Đó là nàng Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du hay người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều,… Tựu chung lại, họ đều phải chịu những số phận bi thảm mà lẽ ra họ không đáng phải chịu đựng.

Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam đầy rẫy những bất công, vô lí: đó là xã hội trong nam, khinh nữ đã để cho Trương Sinh là một kẻ thất học, vũ phu chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Chính thái độ và hành động độc đoán, sự ghen tuông vô lí của Trường Sinh đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của người vợ nhưng nguyên nhân sâu xa chính là vì xã hội bất công – đã không để cho người phụ nữ không thể tự đứng ra bảo vệ nhân phẩm của chính mình.

Khi nghe đứa con 3 tuổi nói: Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của chàng khi ấy: Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, bỏ ngoài tai lời phân trần của người vợ, không chịu nói ra cái cớ ghen tuông mù quáng,… Cuối cùng, chính những hành động ấy của chàng đã đẩy người vợ mà mình yêu thương nhất vào chỗ tăm tối, đến bước đường cùng. Thái độ và hành động của chàng đã vô hình chung dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

Truyện được thắt nút bởi yếu tố bất ngờ, đó là một lời nói đầy vụng dại của đứa con thơ, nhưng cũng chính đứa trẻ thơ ấy cũng là điểm mấu chốt, mở nút cho cả câu chuyện, bao nhiêu thảm kịch đã được làm sáng tỏ. Truyện có lẽ có thể kết thúc ở đó, khi Trường Sinh đã tỉnh ngộ, nhưng Nguyễn Dữ lại cho thêm phần kết, đó cũng là chủ ý của ông. Nguyễn Dữ đã cho Trường Sinh và Vũ Nương gặp lại nhau, điều đó làm tăng tính hấp dẫn của truyện và cũng là để cho nhân vật Vũ Nương hoàn chỉnh nhân cách của mình hơn. Câu chuyện vì thế còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu như nhiều câu chuyện cổ tích khác của Việt Nam. Đó cũng là ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người có thể đối xử với nhau bằng tình thương và lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm con người được tôn trọng. 

Điểm hấp dẫn về mặt nghệ thuật của câu chuyện là đan xen giữa yếu tố kì ảo và hiện thực, tác giả đã lấy cái gì để nói cái thực, đó là Vũ Nương ở trần gian và Vũ Nương ở thủy cung. Những yếu tố truyền kì tập trung thể hiện ở phần sau như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại thủy cung, rồi hình ảnh nàng hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông,… Những yếu tố kì ảo này như càng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải nhưng người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc.

Vậy nên, nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực, cùng với những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Du đã thể hiện được một phần hiện thực của xã hội lúc bấy giờ – một xã hội đầy rẫy những bất công, đã chà đạp lên quyền sống của con người. Qua đó tác giả còn tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc lứa đôi, làm đổ vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Chính vì thế, tác phẩm của Nguyễn Dữ thu hút được sự chú ý của độc giả biết bao thời đại.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Đánh giá bài viết